Ghita điện là một nhạc cụ không thể thiếu trong các ban nhạc đặc biệt là rock, jazz. Khi nghe những âm thanh đó bạn có tự hỏi ghita điện hoạt động như thế nào?
Ghita điện là một nhạc cụ không thể thiếu trong các ban nhạc đặc
biệt là rock, jazz. Xu hướng giới trẻ với nhạc pop, nhạc điện tử cũng
không thể thiếu những âm thanh mà ghita điện mang lại. Khi nghe những âm
thanh đó bạn có tự hỏi ghita điện hoạt động như thế nào? Đây là một
phát minh năm 1931 dựa trên một cơ chế khá đơn giản đó là biến đổi tần
số rung của dây thành năng lượng điện.
Trong bài viết sẽ gọi đàn ghita cổ điển, ghita acoustic... chung là
ghi ta cổ điển, một số thuật ngữ chuyên môn có thể dùng với từ ngữ khác
để gần với bạn đọc. Các bộ phận của đàn ghita điện cũng tương tự ghita
cổ điển với 3 phần chính: đầu đàn, cần đàn và thân.
Thân đàn
So với ghita cổ điển, điểm khác biệt chính của ghita điện nằm ở
phần thân đàn. Ghita điện có thân đàn đặc và phẳng trái ngược với ghita
cổ điển là thùng rỗng với lỗ thoát âm cộng hưởng. Thông thường ghita
điện được làm bằng gỗ cho một chất âm ấm. Với ghita cổ điển chất gỗ
quyết định rất nhiều đến chất âm nhưng với ghita điện thì đây không phải
là yếu tố quan trọng nhất.
Trong thực tế , ghita điện là phát minh của George D. Beauchamp.
Trong bằng sáng chế của ông có nói về hình việc thay đổi hình dáng, kích
thước và vật liệu cấu tạo khác nhau để tạo nên một cây ghi ta điện.
Chính vì thế bạn có thể thấy ghita điện nhiều màu sắc và hình dáng hơn
hẳn ghi ta cổ điển.
Cần đàn, phím đàn và dây
Ghita điện có 6 dây được nối cố định từ đầu đàn qua cần đàn tới
thân đàn. Dây đàn gắn cố định vào 2 đầu và giao động khi có lực tác động
vào. Mỗi dây với kích thước khác nhau giao động tạo ra các tần số khác
nhau mang lại âm sắc khác nhau. Ngoài ra có thể thay đổi âm sắc bằng
cách chặn các phím trên cần đàn. Khi làm như vậy nghĩa là ta làm thay
đồi chiều dài tạm thời của dây đàn đo đó tần số giao động thay đổi mang
lại âm khác.
Thông thường cần của ghita điện có 22-24 ngăn thậm chí tới 28 ngăn –
nhiều hơn so với ghita cổ điển. Khoảng cách các ngăn thường nhỏ dần từ
đầu đàn tới thân đàn. Khi chặn tại các ngăn càng gần thân đàn thì độ dài
dây càng ngắn và âm độ càng cao.
Dây ghita điện làm bằng kim loại mảnh và dẻo hơn so với ghita cổ điển.
Pickups
Pickups là phần quan trọng nhất trong công nghệ của ghita điện.
Pickup có cấu tạo gồm một nam châm với 6 “cực” tương ứng với 6 dây được
tao nên bằng cách quấn hàng ngàn vòng dây đồng có tiết diện nhỏ như sợi
tóc. Một ghita điện thường có 2 hoặc 3 pickups.
Hoạt động của Pickups dựa trên nguyên lý cơ bản của vật lý trong
Định luật cảm ứng điện từ của Faraday. Nam châm tạo ra một từ trường
quanh dây đàn. Khi dây đàn bằng thép dao động nó tác dụng lên vùng từ
trường này và làm thay đổi từ thông qua cuộn cảm sinh ra dòng điện cảm
ứng. Dòng điện biến thiên phụ thuộc vào chuyển động của dây đàn do đó
giao động của dây được biến đổi thành giao động điện.
Âm lượng và âm sắc
Trên thân đàn có nút xoay để điều chỉnh âm lượng. Vì đàn hoạt động
phát ra giao động điện nên người dùng có thể dễ dàng thay đổi độ to của
âm cho phù hợp. Ngoài ra người chơi có thể chọn âm sắc trầm ấm hay thanh
thoát thông qua nút xoay Tone. Nút xoay làm thay đổi điện dung của tụ
điện bên trong thân đàn để lựa chọn các tần số cao hay tần số thấp từ đó
quyết định âm sắc khi chơi.
Vì đàn ghita điện tường có 2-3 pickup sẽ có cần gạt để chọn pickup.
Khi chọn pickup nào thì pickup đó sẽ đóng vai trò ghi lại giao động của
dây tại vị trí đó. Khi chọn pickup gần cầu dưới của đàn, đây là vị trí
dây căng nhất nên âm thanh phát ra trầm hơn, chắc, khỏe. Khi chọn pickup
gần cần đàn là vị trí dao động nhiều hơn nên âm thoát ra bay bổng.
Âm li (Amply)
Ghita điện không thể thiếu âm li – bộ khuếch đại âm thanh. Do không
sử dụng cơ chế cộng hưởng thùng đàn nên thiếu âm li, âm thanh của ghita
điện phát ra rất nhỏ và mất đi hết chi tiết.
Sau khi biến đổi các tần số dao động của dây đàn thành dao động
điện, tín hiệu được đi qua bộ tiền xử lý gọi là preamplifier – trong
ghita thường gọi là mobin - để tổng hợp các tín hiệu điện nhỏ trước khi
đưa đến âm li thông qua một dây nối. Mục đích của preamp là giảm tiếng
ồn, tùy chỉnh âm thanh (Equalizer) và kích âm tới một mức nhất định.
Âm li cũng quyết định đến chất âm của ghita. Tùy theo cách sử dụng
có thể chuyển tín hiệu trực tiếp đến bộ phát (loa) hoặc qua các nguồn để
kích âm lớn hơn (âm li tổng). Khi đó âm thanh từ loa bạn nhận được
chính là âm của ghita điện phát ra ở âm lượng lớn.